Nấu Cỗ Thu Hương mới làm xong 16 mâm cỗ cho nhà cô Lan ở Hưng Hà - Thái Bình tổ chức giỗ gia tiên. Thông tin khách hàng đặt tiệc. Ngày giỗ thường hay còn được gọi là "Cát Kỵ" - là ngày giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi. Ngày giỗ này của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời. Ngoài năm đời, người ta tin rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đã đi đầu thai trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa.
Tên khách: Cô Lan
Địa chỉ: TT.Hưng Hà - Thái Bình
Số mâm: 16 Mâm
1. Gà hấp lá chanh: 220k
2. Bò chiên bơ tỏi: 215k
3. Cá lăng nướng + đồ cuốn: 355k
4. Chân giò hầm thuốc bắc + ngải cứu: 185k
6. Nộm cung đình: 75k
7. Rau củ luộc chấm muối vừng: 45k
8. Canh măng nấu sườn: 65k
9. Xôi Hoàng Phố: 55k
10. Cải xanh sốt nâm: 45k
Menu: 1320k
Khách tới ăn giỗ có thể mang đồ lễ là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả. Khi khách tới, con cháu phải đón đồ lễ đặt lên bàn thờ trước khi khách cúng giỗ. Khách lễ trước bàn thờ theo nghi thức bốn lạy ba vái. Gia chủ đứng đáp lễ. Lễ bàn thờ xong, khách quay vái người đáp lễ.
Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang, còn mang nặng những xót xa, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ thường lại là ngày của con cháu nội ngoại sum họp tưởng nhớ người đã khuất. Đây là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau thêm phần thăm viếng sức khỏe cộng đồng gia đình, dòng họ.
Phong tục cổ truyền của người Việt Nam luôn coi trọng ngày cúng giỗ Tổ Tiên. Ngày giỗ thường là ngày kỷ niệm người mất qua đời. Đây là điều quan trọng nhất trong việc phụng sự Tổ Tiên. Con cháu phải ghi nhớ ngày này để làm trọn bổn phận với người mất. Suốt từ lúc cáo giỗ cho đến hết ngày giỗ, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương.